Posted on

Bản tin Sở Hữu Trí Tuệ 01 – Tháng 10/2018: “THÁCH THỨC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NGÀNH THỜI TRANG”

TIN TỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
MỚI NHẤT MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

 

 

Thách thức về bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ trong ngành thời trang

Lynn Christina Schreier, Trưởng Phòng Sở hữu trí tuệ tại Hãng thời trang Swarovski cho rằng: “Những thiết kế thời trang cực kỳ thành công thường rất đơn giản, điều này khiến chúng rất khó để bảo vệ sở hữu trí tuệ”. Đó là thách thức hằng ngày của một luật sư nội bộ trong một Hãng thời trang.

Lynn Christina Schreier cũng đưa ra thông tin một trong những sản phẩm gần đây của Swarovski, vòng đeo tay Stardust, rất phổ biến, với hình dạng một ống lưới chứa đầy tinh thể, đó là một cũng là một thiết kế cực kỳ đơn giản. Để giải quyết những thách thức đó không chỉ tập trung vào các yếu tố độc đáo của thiết kế mà còn phải quan tâm đến việc nó có đủ điều kiện để có thể nhận được sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay không. Trong trường hợp này, “khóa mảnh ghép” của vòng đeo tay Stardust là mới và độc đáo và ống lưới đầy tinh thể thì không.

Một thách thức lớn khác đối với nhóm luật sư nội bộ ngành thời trang là đối thủ cạnh tranh trong ngành. Schreier cho rằng việc đánh giá về những gì có thể được bảo vệ, và phạm vi bảo vệ như thế nào phải được tiến hành liên quan đến thiết kế sản phẩm.

Ngoài ra, trong một ngành công nghiệp chuyển động nhanh như vậy, vòng đời sản phẩm yêu cầu thủ tục giấy phép và việc bảo vệ thiết kế thật nhanh. Ví dụ, Swarovski có thể có hàng trăm sản phẩm để mỗi mùa và cần tới hai hoặc ba tháng để có được giấy phép thiết kế, do vậy việc đăng ký thiết kế trước khi tung ra sản phẩm thường là không thể do áp lực thời gian.

Jennifer Pickett, người quản lý nhãn hiệu tại Chanel cho rằng chương trình thời trang rất có thể có nhiều nội dung nảy sinh vào phút cuối, các thiết kế chính được trưng bày tại một sự kiện có thể được tiết lộ nội bộ chỉ một vài ngày trước đó.

Theo kinh nghiệm của Pickett, quyền về thiết kế không mạnh mẽ như nhãn hiệu, và số quốc gia tham gia Hệ thống Hague cho đăng ký quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (69) ít hơn nhiều so với số quốc gia tham gia Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế cho nhãn hiệu (117), và đó quả là một trong những khó khăn cho việc bảo hộ các thiết kế thời trang.

Dù vậy, Chanel vẫn tập hợp một số lượng lớn các mẫu thiết kế mỗi năm và thương hiệu này dựa vào “toàn bộ các quyền và biện pháp khắc phục” để bảo vệ các sản phẩm của mình.

Lê Thanh Thảo (Bản tin Sở hữu trí tuệ)

Nguồn hình ảnh: Swarovski