Posted on

Bản tin Sở Hữu Trí Tuệ 01 – Tháng 10/2018: ” THÁCH THỨC CẤP PHÉP SỬ DỤNG SÁNG CHẾ LIÊN QUAN TỚI 5G VÀ IOT”

TIN TỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
MỚI NHẤT MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

 

 

Thách thức cấp phép sử dụng sáng chế liên quan tới 5G và IOT

Với sự ra đời của công nghệ 5G và xu hướng Internet vạn vật (IoT), các bằng sáng chế có khả năng trở nên ngày càng có liên quan đến nhau hơn.

Adrian Howes, Quản lý tài sản trí tuệ tại Nokia, đã có bài phát biểu trước hội đồng “Bằng sáng chế tiêu chuẩn thiết yếu (SEPs) – Tối đa hóa giá trị trước khi thực thi” vào ngày 24 tháng 9 tại Hội nghị AIPPI thể giới 2018 ở Cancun, Mexico. Ông cho rằng “5G sẽ rất khác biệt, với nhiều người được cấp phép và nhiều người cấp phép hơn trong các lĩnh vực khác nhau. Các quyết định về cách thức cấp phép và liệu sản phẩm có đáng được cấp phép ở khu vực đấy không sẽ được đưa ra bởi chủ sở hữu SEP”.

Với hơn 100.000 nhân viên và doanh thu 1,6 tỷ euro (1,9 tỷ USD) từ việc cấp phép sử dụng nhãn hiệu và bằng sáng chế, Nokia (một nhân vật chính trong đấu trường SEPs) đã đầu tư 4,9 tỷ euro vào nghiên cứu và phát triển (R&D) 5G và các công nghệ khác. Nokia cũng đang cố gắng khiến cho mọi người nhận thức về cấp phép và cách thức hoạt động của nó bằng cách cho xuất bản tài liệu để giới thiệu cho những nhân viên mới đến về các cách thức cấp phép.

Peter Martinsson, luật sư sáng chế châu Âu của Ericsson, đã đồng ý rằng IoT và 5G rất phức tạp đối với nhiều người sử dụng trên nhiều ngành khác nhau.

Năm 2015, Ericsson (cùng với Qualcomm và những đơn vị khác) đã cho ra mắt Avanci, đồng thời cấp phép bằng sáng chế trên thị trường IoT. Hai năm sau, vào năm 2017, nhà sản xuất ô tô Đức BMW trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên lấy bằng Avanci. Ericsson có 24.000 nhân viên chuyên về R&D, 45.000 bằng sáng chế và hơn 100 thỏa thuận cấp phép.

Thẩm phán James Robart của Tòa án Hoa Kỳ cũng đưa ra quan điểm của ông về cuộc tranh luận về việc cấp phép FRAND: “Có bao nhiêu người trong số các bạn muốn một thẩm phán hầu như không có kiến thức kỹ thuật đưa ra quyết định sống còn đối với công ty của bạn?”, Ông nói thêm rằng tỉ lệ tiền bản quyền cần dựa trên giá trị của bằng sáng chế. Đó chính là “nguyên tắc cơ bản” của tiền nhuận bút FRAND.

“Nếu như phải chọn một chữ cái trong chiến lược FRAND để làm một đề tài tranh luận, thì đó chính là F – viết tắt của Fairness (sự công bằng). Tiền bản quyền “công bằng” là gì? Bạn hình dung “công bằng” là gì trong bối cảnh đó?”

Tadanobu Ando, ​Giám đốc tài sản trí tuệ của Công ty điều hành điện thoại di động lớn nhất Nhật Bản Docomo, cung cấp quan điểm của một nhà cung cấp dịch vụ. Công ty tích cực theo đuổi R&D và sở hữu bằng sáng chế ở nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Theo Ando, ​​62% các bằng sáng chế của công ty liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật toàn cầu.

Hội nghị Thế giới AIPPI 2018 diễn ra cho đến ngày 26 tháng 9.

Dương Khánh Ly (Bản tin Sở hữu trí tuệ)

Nguồn hình ảnh: Pixabay