Nhãn hiệu và Tên thương mại là hai đối tượng của sở hữu công nghiệp hoặc rộng hơn là của sở hữu trí tuệ, rất dễ nhầm lẫn với nhau do chúng có những đặc điểm giống nhau, tuy nhiên về bản chất thì chúng hoàn toàn khác nhau, cụ thể Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng cho sản phẩm, dịch vụ, trong khi đó Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất kinh, doanh; nói đến đây chắc các bạn đã có thể phân biệt được nhưng có vẻ còn khá chung chung nên Trường Luật sẽ tiếp tục nêu một số khác biệt cơ bản theo nêu nội dung bên dưới.
Nhãn hiệu có thành phần cấu tạo là chữ (chữ viết hoặc chữ số) hay hình (hình vẽ hoặc hình chụp) hay là sự kết hợp giữa chữ và hình, khác biệt với Tên thương mại chỉ có một thành phần cấu tạo duy nhất đó là chữ. Phạm vi bảo hộ của Nhãn hiệu là vô cùng rộng lớn, có thể là một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, khác biệt với Tên thương mại là chỉ trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định. Nhãn hiệu được sử dụng hẹp hơn, chỉ áp dụng cho một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ, khác biệt với Tên thương mại là có thể được sử dụng cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp có tên thương mại đó kinh doanh.
Việc phân biệt Nhãn hiệu với Tên thương mại với nhau cũng như phân biệt với các đối tượng sở hữu trí tuệ khác như mỹ thuật ứng dụng chẳng hạn, là điều cực kỳ quan trọng bởi vì có thể cùng một dấu hiệu nhưng do cách mà nó được sử dụng thì nó có thể được gọi Nhãn hiệu hay Tên thương mại hay Kiểu dáng công nghiệp hay các đối tượng khác. Và vì vậy, việc cần một Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ được ghi nhận bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Bản quyền tác giả và Cục trồng trọt trong việc đại diện đăng ký và bảo vệ các đối tượng sở hữu trí tuệ sao cho hợp lý và phù hợp với pháp luật là điều thật sự rất cần thiết.