Posted on

Bản tin Sở Hữu Trí Tuệ 01 – Tháng 09/2018: “ÚC: GIẢM TÌNH TRẠNG VI PHẠM BẢN QUYỀN TRỰC TUYẾN”

TIN TỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
MỚI NHẤT MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

 

 

 

Úc: giảm tình trạng vi phạm bản quyền trực tuyến

Theo một báo cáo mới từ Bộ Truyền thông và Nghệ thuật quốc gia, vi phạm bản quyền trực tuyến ở Úc đã có dấu hiệu giảm mạnh.Báo cáo về “Khảo sát người tiêu dùng về vi phạm bản quyền trực tuyến năm 2018”, được phát hành vào thứ Ba, ngày 7 tháng 8. Theo nghiên cứu, các trang web phát trực tuyến như Netflix đang thay đổi thái độ của người tiêu dùng đối với việc tải xuống và phát trực tuyến nội dung một cách hợp pháp.

Báo cáo phân tích các phương pháp khai thác phim truyền hình, phim ảnh, âm nhạc và trò chơi điện tử cho thấy rằng khi việc sử dụng hợp pháp tăng lên thì việc vi phạm bản quyền trực tuyến trên các phương tiện này cũng đã giảm xuống.

Năm nay, nội dung kỹ thuật số được sử dụng hợp pháp chiếm 67% trong tất cả nội dung đăng tải trực tuyến, con số có tăng so với 62% của năm ngoái.

Khi nhìn nhận chung ở cả bốn loại nội dung, có nội dung đạt tỷ lệ 100% người sử dụng hợp pháp trong năm 2018.

Kết quả báo cáo này phù hợp với quan điểm rằng các dịch vụ phát trực tuyến hợp pháp ngày càng được người dùng các nội dung kỹ thuật số sử dụng và có tác động tích cực đến việc giảm các trường hợp sử dụng trái pháp luật.

Báo cáo cho thấy 52% nội dung sử dụng trái phép đến từ hành vi của nam giới, còn đối phụ nữ là con số còn lại. Những người trong độ tuổi từ 45 đến 54 được xác định là nhóm tuổi có tỷ lệ vi phạm cao nhất.

Câu trả lời phổ biến nhất trong số những người tham gia khảo sát về việc chi trả cho nội dung trực tuyến là việc tìm các nguồn có nội dung vi phạm bản quyền dễ dàng và thuận tiện hơn các nội dung chính thống.

Câu trả lời nhận được nhiều sau đó là họ sẵn sàng cho trả cho những nội dung có bản quyền bởi nó dễ dàng hơn và có chất lượng tốt hơn.

Báo cáo kết luận rằng: “Chặn trang web là một biện pháp răn đe hiệu quả đối với những người vi phạm bản quyền”, 57% người tham gia nói rằng họ sẽ “từ bỏ” hoặc
“tìm kiếm quyền truy cập hợp pháp thay thế” nếu họ gặp phải một trang web bị chặn. Chỉ 7% cho biết họ sẽ cố gắng bỏ qua và tìm một trang thay thế.

Ở Việt Nam những biện pháp hạn chế hành vi xâm phạm bản quyền online cũng đã được thực hiện, nổi bật là gần đây là nhiều trang web chiếu phim không có bản quyền đã bị xóa vĩnh viễn. Tuy nhiên hành động của cơ quan quản lý có thẩm quyền vẫn đang rất yếu ớt, và tình trạng vi phạm online vẫn đang là một vấn đề nghiêm trọng.

Ngô Việt Dũng (Theo TBO)

Nguồn hình ảnh: Money Inc