Posted on

Bản tin Sở Hữu Trí Tuệ 02 – Tháng 09/2018: “Blockchain: Công nghệ thông minh cho doanh nghiệp”

TIN TỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
MỚI NHẤT MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

 

 

 

Blockchain: Công nghệ thông minh cho doanh nghiệp

Công nghệ Blockchain được đánh giá là phù hợp với những hợp đồng thông minh có vai trò lớn trong việc cấp giấp phép và kinh doanh tài sản trí tuệ.

Công nghệ Blockchain ban đầu được phát triển để hỗ trợ phân phối tiền điện tử trên mạng ngang hàng (peer to peer networking). Những đồng xu ảo kiếm được qua một quá trình những máy tính giải quyết những vấn đến liên quan đến mật mã phức tạp, quá trình này được gọi là “đào”. Những vấn đề này tuy rất khó để xử lý nhưng có thể dễ dàng xác minh bởi những máy tính khác.

Việc xác minh được thực hiện bởi máy tính xử lý, thể hiện bằng chứng cho công việc này với những máy tính có trách nhiệm xác minh và đồng thời đưa ra biện pháp chi tiết cho vấn đề về mật mã. Một khi đã được xác minh, một đồng xu ảo sẽ được tạo và phát thưởng cho công sức đã bỏ ra.

Khác với tiền tệ bình thường, tiền ảo không được vận hành bởi những cơ quan trung ương đáng tin tưởng như ngân hàng vì những rủi ro an ninh khi dự trữ thông tin trên kho dữ liệu của bên thứ ba. Vì thế khái niệm sổ số cái (Digital Ledger) được ra đời.

Loại sổ này sẽ giữ tất cả thông tin giao dịch liên quan đến một tiền ảo nhất định và được lưu trên mọi máy tính chạy phần mềm tiền ảo đấy. Cách này được gọi là công nghệ Blockchain.

Sổ số cái phân tán

Blockchain có thể ghi lại và theo dõi những tài sản có giá trị . Mỗi lần thông tin mới cần được thêm vào thì một “block” sẽ được thêm vào chuỗi đấy như hệ thống sổ cái bằng giấy ngày xưa. Một điều quan trọng là những thông tin trước đấy không thể thay đổi hay xóa khỏi chuỗi.

Dự trữ và ghi lại dữ liệu

Thông tin được lưu lại và sắp xếp theo thứ tự thời gian và không thể xóa hay sửa. Vì vậy nếu muốn sửa lại thì phải thêm vào một block mới thay vì phá hủy hay viết đè lên. Cách này giúp giả quyết những vấn đề liên quan đến giao dịch đặc biệt như cuộc tranh cãi về tiêu đề chuỗi trong những giao dịch tài sản trí tuệ.

Bảo mật

Bản sao của blockchain sẽ được lưu trữ trên máy tính của cá nhân như một phần của mạng lưới P2P. Mạng lưới này sẽ kiểm soát việc sử dụng dữ liệu trên blockchain. Nếu có một sự khác biệt nào giữa những bản sao thì phiên bản được lưu trữ trên máy của phần lớn người dùng sẽ được xem là có hiệu lực.

Qúa trình tổ chức hợp lý

Với mạng lưới P2P những người dùng sẽ không cần thông qua bên thứ ba để giao dịch hay trao đổi với nhau. Vì thế họ sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian hơn.

Ứng dụng của Blockchain

Ứng dụng của Blockchain ngoài trừ những dịch vụ tài chính còn có quảng cáo số, dữ liệu y học thực chứng hay tổ chức hiệu quả chuỗi cung cấp. Tất nhiên bên cạnh đó các chuyên gia công nghệ phán đoán rằng công nghệ này sẽ được ứng dụng trong an ninh số, ngân hàng và thanh toán, y tế,dự trữ đám mây hay giao dịch thương mại và sẽ gây khó khăn cho một số nền công nghiệp.

Hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh là một điều cần thiết để cho phép những giao dịch qua blockchain được khả thi và hiệu quả.

Nói đơn giản, hợp đồng thông minh là những hợp đồng nghiễm nhiên sẽ có hiệu lực với những điều khoản viết bằng code ở trong mạng lưới blockchain và sẽ được thực hiện khi những điều kiện đã định trước được thỏa mãn.

Hợp đồng thông minh vì thế mà được xem là lý tưởng đối với kinh doanh và cấp phép các quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ, một bên muốn được cấp phép bản quyền trong công việc nào đấy nhưng chủ sở hữu vẫn không thể xác định. Để tránh những chi phí liên quan và gánh nặng về việc tìm ra chủ sở hữu, bên này có thể quyết định sao chép tác phẩm với nguy cơ vi phạm bản quyền. Thế nhưng trường hợp này có thể tránh được bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh để ghi lại quyền sở hữu. Những người được cấp phép trong tương lai sẽ tự động trả phí khi sử dụng sản phẩm. Hơn nữa, chủ bản quyền sẽ có lợi từ việc hệ thống tự động cung cấp doanh thu đảm bảo và chính xác. Các hợp đồng thông minh cũng có thể được áp dụng trong trường hợp các thỏa thuận khác liên quan đến tài sản trí tuệ. Ví dụ, hợp đồng thông minh có thể được sử dụng liên quan đến hợp tác hoặc thỏa thuận nghiên cứu và phát triển (R&D) mà yêu cầu các bên chia sẻ thông tin bí mật hoặc tài sản trí tuệ cấp phép chéo.

Ngoài ra, quyền sở hữu (cộng với quyền truy cập) của bất kỳ tài sản trí tuệ tồn tại như là kết quả của sự hợp tác cũng có thể được quản lý bằng cách sử dụng blockchain.

Khuyết điểm

Chi phí để thiết lập hạ tầng cơ sở cần thiết và phát triển công nghệ để cho phép hợp đồng thông minh chạy trên mạng lưới blockchain sẽ không hề nhỏ.

Hơn nữa các doanh nghiệp cần thời gian chạy thử để loại bỏ những hậu quả không mong muốn như cấp phép quyền sở hữu trí tuệ sai hay thiết lập phí cấp phép không chính xác. Điều này cũng sẽ kìm hãm những giao dịch thương mại đang diễn ra.

Một điều nữa là hợp đồng thông minh dễ bị ảnh hưởng bởi những lỗi sai về code, thế nên hackers có thể dễ dàng ăn cắp và đóng băng ví ảo. Những lỗi sai về kỹ thuật cũng sẽ trở nên vĩnh viễn và đòi hỏi phải thiết lập lại từ đầu.

Hợp đồng thông minh là một công cụ hữu ích cho việc hợp lý hóa các giao dịch và sẽ có một vai trò lớn trong việc cấp phép và kinh doanh tài sản trí tuệ. Sẽ luôn có một rủi ro vốn có khi triển khai công nghệ mới trước khi nó có cơ hội phát triển, tuy nhiên, những người sớm chấp nhận đứng đầu để đạt được khi một công nghệ mới ra đời.

Lê Thanh Thảo (Bản tin Sở hữu trí tuệ)

Nguồn hình ảnh: Frontiers blog