Posted on

Bản tin Sở Hữu Trí Tuệ 02 – Tháng 09/2018: “5 SAI LẦM PHỔ BIẾN ĐỐI VỚI TÀI SẢN TRÍ TUỆ CỦA START-UP”

TIN TỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
MỚI NHẤT MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

5 sai lầm phổ biến với tài sản trí tuệ của start-up

Thành lập một doanh nghiệp là một nhiệm vụ khó khăn. Có vô số lý do tại sao các công ty khởi nghiệp đầy hứa hẹn không thành công, nhưng những lí do phổ biến nhất lại khá bất ngờ. Dưới đây là năm trong số những sai lầm lớn nhất, theo thứ tự giảm dần, mà doanh nghiệp nên lưu ý.

  1. Phương pháp tiếp cận “tự tìm hiểu” về sở hữu trí tuệ

Nguồn vốn hạn hẹp của nhiều start-up khiến các nhà sáng lập phải tự xử lý các vấn đề liên quan tới tài sản trí tuệ dù họ có ít, thậm chí không có kinh nghiệm và khả năng trong lĩnh vực này. Điều này gây rủi ro cao cho quá trình phát triển sản phẩm trí tuệ của công ty.

Các start-up cần tham gia tư vấn sở hữu trí tuệ ngay từ đầu – việc này thực ra không quá tốn kém nhưng lại giúp đặt nền tảng cho các quyền sở hữu trí tuệ mà startup có thể có hoặc đang tìm kiếm cũng như trang bị một số hiểu biết nhất định để start – up vạch ra các kế hoạch phát triển phù hợp.

  1. Xử lí nền tảng dữ liệu không đúng cách

Vấn đề này xảy đến với hầu hết các start-up – nó có thể giết chết một doanh nghiệp. Ví dụ, nhà sáng lập có thể tìm cách sử dụng một thỏa thuận không tiết lộ (NDA) với các nhà đầu tư tiềm năng hoặc. Tuy vậy, họ thường bỏ qua các định nghĩa về “thông tin bí mật” của thỏa thuận, điều khoản của nó, những điều được bao gồm/được loại trừ và thời hạn của thỏa thuận. Các tiêu chuẩn hiếm khi sát với trường hợp thực tế, và đây là lúc mà tư vấn pháp lý là hoàn toàn cần thiết.

  1. Bỏ qua các quy trình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tiêu chuẩn trong cuộc đua ra thị trường

Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ nhiều thứ khác nhau và, trong một số trường hợp, không thể có được trừ khi các biện pháp cụ thể được thực hiện.

Việc bỏ qua các quy trình tiêu chuẩn thường dẫn đến việc các quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn (hoặc thậm chí bị loại bỏ).

  1. Không thực hiện kiểm soát bảo mật

Đây là một vấn đề trường kì với các doanh nghiệp khởi nghiệp. Một start-up công nghệ có thể vô tình tiết lộ thông tin bí mật cho một nhà đầu tư khi không có hợp đồng NDA. Hoặc, công ty có thể có thỏa thuận với nhà phát triển, nhưng không nêu rõ các yêu cầu và các mốc phát triển sản phẩm quan trọng như là một phần của thỏa thuận. Kết quả của việc bỏ qua các điều khoản hợp lý như vậy hầu như luôn gây những hậu quả nghiêm trọng.

  1. Không tạo và triển khai chiến lược phát triển quyền sở hữu trí tuệ

Sự thất bại trong việc phát triển một chiến lược sở hữu trí tuệ tỉ mỉ, kĩ lưỡng là lí do phổ biến nhất có thể khai tử một doanh nghiệp khởi nghiệp. Các công ty non trẻ thường phát triển tất cả các loại kế hoạch – kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tiếp thị, kế hoạch tuyển dụng,… – vậy tại sao họ thường bỏ qua kế hoạch giải quyết một số tài sản quý giá nhất của công ty – kế hoạch phát triển quyền sở hữu trí tuệ.

Dành thời gian nghe tư vấn về sở hữu trí tuệ để phác thảo khối tài sản trí tuệ hiện tại và trong tương lai để phát triển một kế hoạch hành động để có được và bảo vệ chúng. Khi làm như vậy, một công ty có thể gặt hái được giá trị đáng kể từ các tài sản trí tuệ mà nó tạo ra và có thể tự bảo vệ mình khỏi va chạm đối với vi phạm của bên thứ ba.

Sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc vào cách quản lí tài sản trí tuệ của nó.

Khánh Linh (Theo WIPO)

Nguồn hình ảnh: Pixabay