Posted on

Bản tin Sở Hữu Trí Tuệ 03 – Tháng 10/2018: “QUYỀN BẢO VỆ TÀI SẢN CHO THUÊ CÔNG CỘNG (P2)”

TIN TỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
MỚI NHẤT MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

 

 

 

Quyền bảo vệ tài sản cho thuê công cộng (P2)

Các cách tiếp cận khác nhau đối với thanh toán PLR

Khoản trả thù lao PLR phổ biến nhất được gửi tới các tác giả dưới dạng các khoản thanh toán liên quan đến tần suất tác phẩm của họ được công chúng mượn từ thư viện. Phương thức thanh toán cho mỗi lần mượn này được Phần Lan, Đức, Malta, Hà Lan và Vương quốc Anh áp dụng.

Ngoài ra, thù lao PLR của các tác giả có thể được tính bởi số lượng bản sao sách của họ được các thư viện lưu trữ. Cách tiếp cận này tồn tại ở Úc, Canada và Đan Mạch.

Các cách tiếp cận khác bao gồm các khoản thanh toán liên quan để mua sách. Đây là hệ thống của Pháp, nơi một phần của tổng quỹ PLR đến từ khoản tiền nhỏ mà các nhà xuất bản phải trích ra khi bán sách tới thư viện. Phần còn lại của quỹ PLR tới từ khoản thanh toán do chính phủ trả cho quỹ, tính theo số người đăng kí sử dụng thư viện.

Nhiều quốc gia kết hợp các yếu tố của các cách tiếp cận khác nhau này. Ví dụ, ở Slovenia, các khoản thanh toán PLR được gửi tới các tác giả khi sách của họ được mượn nhưng quỹ PLR cũng được sử dụng để cung cấp cho các tác giả các khoản tài trợ học tập và học bổng.

Những ai được nhận khoản thanh toán PLR

Nhưng ngoài các nhà văn, các cá nhân khác, các họa sĩ, biên dịch viên, biên tập viên và nhiếp ảnh gia (có thể được coi là tác giả ở các khu vực pháp lý khác nhau), đóng góp vào việc làm ra một tác phẩm đã xuất bản và như vậy thường đủ điều kiện để nhận thanh toán PLR. Và ở một số nước, các nhà xuất bản cũng chia sẻ các khoản thanh toán PLR với các tác giả.

PLR hiện đang áp dụng ở nhiều quốc gia cho cả sách in và nhiều tài liệu nghe nhìn khác nhau, kể cả sách nói, được mượn bởi các thư viện. Ở những quốc gia này, phạm vi của người sáng tạo rộng hơn nên đủ điều kiện để thanh toán, bao gồm nhà soạn nhạc, nhà sản xuất và người kể chuyện của sách nói.

Cho vay sách điện tử là một tính năng phát triển nhanh chóng của hoạt động thư viện công cộng trên toàn thế giới. Theo quyết định của Tòa án công lý châu Âu năm 2016 (Vereniging Openbare Bibiotheken v Stichting Leenrecht – Trường hợp C-174/15) Chỉ thị cho vay phải được coi là bao gồm khoản vay sách điện tử trên cơ sở một bản sao cho mỗi người dùng (bản sao chỉ có thể được vay lại khi sách điện tử không còn được người vay trước đó tiếp cận được). Vương quốc Anh hiện đã mở rộng hệ thống PLR của mình để bao gồm các khoản vay sách điện tử, nơi luật pháp quy định thanh toán PLR trong khi cho phép các nhà xuất bản đề xuất nhiều tùy chọn cấp phép khác nhau. Một hệ thống thanh toán cho các khoản vay sách điện tử cũng sẽ được giới thiệu tại Đan Mạch trong năm nay. Ngoài Châu Âu, Canada đã bao gồm sách điện tử trong hệ thống PLR vào năm 2017.

Tại sao PLR lại quan trọng đối với các tác giả?

Khoản thù lao PLR thực sự là một sự khác biệt lớn đối với cuộc đời của những tác giả.

Trong khi thu nhập từ việc xuất bản đang ngày càng đi xuống thì PLR đã cung cấp cho các tác giả một khoản trợ cấp kinh tế cần thiết. Ví dụ như ở Anh, 24 nghìn nhà văn, họa sĩ và dịch giả đã nhận khoản tiền lương tối đa lên đến 6.600 GBP mỗi năm. Đối với nhiều người, đặc biệt là nhà văn không nằm trong số những cây viết bán chạy nhất, thì đây chính là nguồn thu nhập lớn nhất của họ.

Maureen Duffy, một tác giả tiểu thuyết cho biết PLR hoạt động trên nguyên lý “Không sử dụng nếu chưa trả phí”.

Và PLR có thể là một “đấng cứu thế” cho việc những nhà văn nổi tiếng đã nghỉ hưu với danh sách dài những tác phẩm đã được xuất bản nhưng vẫn có sẵn trong thư viện để cho mượn ngay cả khi tác phẩm của họ đã không được tái bản nữa.

Ngoài việc việc những thư viện trả tiền phí cho tác giả về việc cho mượn tác phẩm của họ, quỹ PLR cũng có thể được thanh toán như những khoản trợ cấp cho việc nghiên cứu và đi lại hay là như một khoản lương hưu. Ở một số nước, quyền lợi đó còn có thể được thừa kế trong vòng 70 năm sau khi tác giả mất.

PLR không chỉ quy định việc cho mượn những tác phẩm của tác giả trong các thư viện. Ở Úc, quyền cho vay giáo dục đem đến khoản tiền lương cho những tác giả có những cuốn sách của mình xuất hiện trong thư viện trường học. Điều này rất phổ biến đối với những nhà văn viết cho thiếu nhi. Còn ở Đức, PLR chỉ áp dụng bao gồm đối với những thư viện Đại học.

PLR còn đem đến nhiều lợi ích khác cho tác giả. Ví dụ những tác giả ở Vương quốc Anh thấy rằng số liệu được công bố bởi Cơ quan PLR liên quan đến tần suất những cuốn sách của họ được mượn từ những thư viện công cộng là một là một sự khích lệ tinh thần lớn, đặc biệt là khi việc cho mượn liên quan đến những cuốn sách cũ không còn được bày bán trên kệ các cửa hàng nữa. Tracy Chevalier, một tác giả cho biết: “PLR không chỉ hướng đến mục đích vì tiền, mặc dù tiền rất được hoan nghênh. Bên cạnh đó việc được trả công hằng năm là một sự nhắc nhở rằng mọi người vẫn còn muốn đọc sách của tôi hơn là muốn sở hữu nó”.

Mạng lưới PLR thế giới kết nối các quốc gia có hệ thống PLR với nhau để tạo điều kiện cho việc trao đổi phương pháp tốt nhất, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật đến những quốc gia muốn thành lập hệ thống PLR riêng cho mình.

Nguồn hình ảnh: Pixabay