Posted on

Bản tin Sở Hữu Trí Tuệ 04 – Tháng 09/2018: “LỜI KHUYÊN CỦA NESTLÉ VÀ RED BULL VỀ CHIẾN DỊCH MARKETING VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ “

TIN TỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
MỚI NHẤT MÀ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA

 

 

Lời khuyên của Nestle và Red bull về chiến dịch marketing và sở hữu trí tuệ

Theo lời khuyên của nhà cố vấn Nestlé và Red Bull, các luật sư cần phải làm việc với chuyên gia marketing để đảm bảo rằng các sản phẩm mới phát triển có thiết kế độc đáo có thể được bảo hộ.

Ngày 19/09/2018 tạiHội nghị thường niên năm 2018 Marques, Pari, cố vấn cấp cao về sở hữu trí tuệ của Nestlé – Sandrine Royer, vàBirgit Choudhry – cố vấn sở hữu trí tuệ toàn cầu củaRed Bull, đã trao đổi về việc phát triển các thiết kế mới.

Royer cho rằng các luật sư tư vấn nên cung cấp cho đội ngũ marketing những hướng dẫn cần thiết về thiết kế ngay từ những giai đoạn đầu.

Bà cho biết, tại Nestlé, nhóm luật sư pháp lý làm việc kết hợp chặt chẽ với các đồng nghiệp trong mảng marketing. Các lựa chọn thiết kế được so sánh và đánh giá trên một số yếu tố, bao gồm “tiềm năng IP” và cuối cùng được đánh giá điểm để xác định tính khả thi của từng thiết kế.

Tuy nhiên, Royer cũng lưu ý rằng có nhiều yếu tố khác cần xem xét. Ví dụ: khả năng sản xuất một sản phẩm có hình dạng đặc biệt hoặc các chi phí liên quan đến nó có thể quá cao.

Choudhry cũng rất muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác nội bộ. Cô cho rằng: “Điều đầu tiên tôi nói với bất cứ ai khi thiết kế một sản phẩm mới là phải chọn một thiết kế độc đáo”.

Choudhry giải thích rằng Red Bull đã làm việc với một nhà tâm lý học để đánh giá cách người tiêu dùng cảm nhận màu sắc, và kết quả cho thấy màu sắc là yếu tố đầu tiên mà người tiêu dùng nhìn thấy và là điều cuối cùng họ quên. Như vậy, màu sắc là yếu tố trung tâm của một chiến lược xây dựng thương hiệu.

Điều quan trọng là phải sử dụng màu sắc nhất quán trên tất cả các kênh thương mại. Choudhry cho biết: “Tại Red Bull màu sắc rất gần gũi với chúng tôi và chúng tôi chiến đấu để bảo vệ thương hiệu của mình”

Royer và Choudhry đã tham gia hội đồng tư vấn của Femke Van Horen, phó giáo sư tạiVrije Universiteit Amsterdam, người đã cho rằng “người tiêu dùng suy nghĩ khác biệt với cách các luật sư nghĩ khi nói đến xây dựng thương hiệu”.

Các nghiên cứu thị trường đã chỉ ra rằng bắt chước thương hiệu đã dần giảm bớt khi người tiêu dùng so sánh bản sao với bản gốc của nó. Van Horen nói rằng việc này làm cho hàng giả xuất hiện kém tích cực hơn so với sự sang trọng, độ tin cậy của các thương hiệu hợp pháp. Tuy nhiên những loại hàng bắt chước tinh vi hơn thì vẫn có thể tồn tại. Sản phẩm mô phỏng tương tự tinh vi sẽ làm tăng sự quen thuộc của người tiêu dùng với sản phẩm gốc và gợi lên sự sang trọng hoặc độ tin cậy của thương hiệu hợp pháp.

Dương Khánh Ly (Bản tin Sở hữu trí tuệ)

Nguồn hình ảnh: www.marques.com