Posted on

Quy định kiểm soát sản phẩm mang NHTT “Rượu Làng Mai”

QUY ĐỊNH

Kiểm soát sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai” cho sản phẩm rượu của Hợp tác xã Nông nghiệp xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục tiêu

  1. Quy định trình tự, thủ tục và hướng dẫn thực hiện công tác kiểm soát đối với sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Rượu Thanh Mai”.
  2. Góp phần ổn định và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Rượu Thanh Mai”, duy trì và phát triển thương hiệu cho sản phẩm.
  3. Đảm bảo sản phẩm rượu mang nhãn hiệu tập thể khi lưu thông trên thị trường có các tiêu chí chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn của sản phẩm và khả năng truy xuất nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
  4. Đảm bảo kiểm soát được chất lượng sản phẩm rượu mang nhãn hiệu tập thể “Rượu Thanh Mai” trước khi lưu thông ngoài thị trường.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 

  1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định kiểm soát nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai” (sau đây gọi là quy định kiểm soát) quy định nguyên tắc, nội dung, trình tự, phương pháp kiểm soát quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai” và việc thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai”.

  1. Đối tượng áp dụng

– Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm rượu trên địa bàn xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

– Các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm rượu mang nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai”.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

  1. Nhãn hiệu tập thể (NHTT): là nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai” dùng cho sản phẩm rượu của Hợp tác xã Nông nghiệp xã Thanh Mai sản xuất (nấu) được Nhà nước bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  2. Chủ sở hữu NHTT: là Hợp tác xã Nông nghiệp xã Thanh Mai.
  3. Thành viên Hợp tác xã (HTX): là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia HTX là thành viên của Hợp tác xã.
  4. Người sử dụng nhãn hiệu tập thể: là thành viên Hợp tác xã tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu được quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể.
  5. 5. Quản lý NHTT: là đơn vị được chủ sở hữu NHTT giao (ủy quyền) để quản lý NHTT.
  6. 6. Sản phẩm rượu: là loại rượu trắng truyền thống được sản xuất (nấu) theo phương pháp truyền thống (nguyên liệu gạo và men truyền thống).
  7. 7. Kiểm soát sản phẩm mang NHTT: là hoạt động kiểm tra của tổ chức tập thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như việc sử dụng, khai thác NHTT đúng quy định và hiệu quả.

Điều 4. Các quy định chung về kiểm soát sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể

  1. Hoạt động kiểm soát trong quy định này là hoạt động kiểm tra chuyên biệt theo Luật Sở hữu trí tuệ, không bao gồm các hoạt động kiểm tra chuyên đề của các ngành, lĩnh vực liên quan như: an toàn thực phẩm, môi trường, cháy nổ, quản lý thị trường, hợp chuẩn, hợp quy…
  2. Hoạt động kiểm soát phải dựa trên kế hoạch kiểm soát: Hàng năm, do Hợp tác xã Nông nghiệp xã Thanh Mai xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm soát.
  3. Kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể gồm 3 nội dung chính:
  4. a) Kiểm soát về nguồn gốc sản phẩm;
  5. b) Kiểm soát sự tuân thủ các quy định về nguyên liệu đầu vào, hoạt động sản xuất (nấu), đóng gói, bảo quản, sử dụng nhãn hiệu, bao bì sản phẩm;
  6. c) Kiểm soát chất lượng sản phẩm cuối cùng mang nhãn hiệu tập thể trong hoạt động thương mại và các nội dung khác có liên quan.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Nguyên tắc kiểm soát

  1. Nguyên tắc đồng thuận: Kế hoạch kiểm soát nhãn hiệu tập thể là sự đồng thuận của tổ chức tập thể quản lý nhãn hiệu tập thể và các tổ chức, cá nhân tự nguyện đăng ký tham gia, thể hiện những đóng góp của cộng đồng những người sản xuất sản phẩm nhằm mục đích bảo vệ giá trị của sản phẩm, nâng cao hiệu quả, giá trị của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.
  2. Nguyên tắc khả thi: Các nội dung kiểm soát là những quy định phù hợp với đặc trưng trong tổ chức sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm, đảm bảo khả năng áp dụng trên thực tế.
  3. Nguyên tắc độc lập: Các hoạt động kiểm soát do tổ chức, cá nhân tự kiểm soát, hệ thống kiểm soát của tổ kiểm soát nhãn hiệu tập thể và hoạt động kiểm soát của tổ chức quản lý nhãn hiệu tập thể phải độc lập về tổ chức nhân sự, kinh phí tổ chức triển khai.
  4. Nguyên tắc công khai, minh bạch: Các hoạt động kiểm soát phải được thực hiện công khai, với sự có mặt của đối tượng kiểm soát. Kết quả kiểm soát phải được lập thành văn bản.
  5. Nguyên tắc hậu kiểm: Các hoạt động kiểm soát của tổ chức quản lý nhãn hiệu tập thể được tiến hành sau khi đã thực hiện việc hướng dẫn và tập huấn đầy đủ cho các chủ thể sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu làng Mai về các quy chế, quy trình, quy định… nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhất định theo quy định.

Điều 6. Các tiêu chí kiểm soát

  1. Kiểm soát về nguồn gốc nguyên liệu (gạo, men…);
  2. Kiểm soát về quy trình sản xuất (nấu) rượu;
  3. Kiểm soát về chất lượng sản phẩm;
  4. Kiểm soát về an toàn thực phẩm;
  5. Kiểm soát về số lượng sản phẩm;
  6. Kiểm soát việc gắn nhãn sản phẩm, tem thuế sản phẩm rượu.

Điều 7. Tổ kiểm soát nhãn hiệu tập thể “Rượu Thanh Mai”

  1. Tổ kiểm soát nhãn hiệu tập thể được Hợp tác xã Nông nghiệp xã Thanh Mai thành lập. Nhân sự của Tổ kiểm soát là những người có năng lực, uy tín, kinh nghiệm về sản xuất, thương mại sản phẩm rượu, đủ điều kiện để thực hiện các hoạt động kiểm soát theo yêu cầu.
  2. Về tổ chức: Tổ kiểm soát gồm có tối thiểu có 3 thành viên do Hợp tác xã thành lập.

Điều 8. Tổ chức kiểm soát

Hợp tác xã Nông nghiệp xã Thanh Mai chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc kiểm soát. Thành phần tham gia kiểm soát gồm: lãnh đạo Hợp tác xã, đại diện chính quyền địa phương, đại diện phòng Kinh tế, phòng Y tế huyện Thanh Oai,… Trong trường hợp cần thiết có thể mời đại diện của các cơ quan chuyên môn tham gia kiểm soát.

Điều 9. Quy trình kiểm soát

  1. Kiểm soát về chất lượng sản phẩm;
  2. Kiểm soát về quy trình sản xuất (nấu), đống gói, bảo quản rượu;
  3. a) Nội dung kiểm soát

– Kiểm soát việc quy trình sản xuất rượu;

– Kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu, quy trình sản xuất, sử dụng men, nước, dụng cụ sản xuất…;

  1. b) Cơ sở dữ liệu

Cơ sở để tiến hành kiểm soát là hệ thống sổ sách ghi chép (nhật ký theo dõi) của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình sản xuất.

  1. c) Cơ sở kiểm soát

– Khu vực sản xuất: đáp ứng các quy định của Bộ tiêu chí sản phẩm mang NHTT đã được thống nhất, ban hành.

– Về quy trình sản xuất: tuân thủ quy trình chung đã được ban hành.

Mọi sai lệch trong quá trình sản xuất phải được phát hiện và điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo duy trì tính chất, chất lượng của sản phẩm mang NHTT “Rượu Làng Mai”.

  1. Kiểm soát việc đóng gói, bảo quản, gắn nhãn
  2. a) Nội dung kiểm soát

Kiểm soát việc đóng gói, gắn nhãn trên sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường.

  1. b) Cơ sở kiểm soát

– Kiểm soát việc đóng gói: thực hiện theo quy trình đóng gói, gắn tem, nhãn hàng hóa;

– Kiểm soát việc gắn nhãn: thực hiện theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan như, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;  Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/09/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của chính phủ về kinh doanh rượu; Thông tư số 15/2020/TT-BTC ngày 23/03/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu;  QCVN 6-3:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn; TCVN 7043:2013 Tiêu chuẩn quốc gia về rượu trắng (white spirit); Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ quy định về ghi nhãn hàng hóa; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định, hướng dẫn liên quan khác…

Điều 10. Kết quả đánh giá

Kết quả kiểm soát phải được lập thành văn bản và được báo cáo với tổ chức quản lý để phục vụ cho các công việc sau đây:

  1. Ngăn chặn và xử lý kịp thời những trường hợp sản phẩm không đáp ứng các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Rượu Thanh Mai”;
  2. Có kế hoạch và biện pháp thích hợp nhằm duy trì tính chất, chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai”.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM

MANG NHÃN HIỆU TẬP THỂ “RƯỢU LÀNG MAI”

Điều 11. Nhiệm vụ của Tổ kiểm soát nhãn hiệu tập thể

  1. Kiểm soát quá trình sản xuất rượu thương phẩm theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn và việc sử dụng nhãn hiệu tập thể đúng quy định của các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận;
  2. Kiểm tra, đánh giá cảm quan, lấy mẫu phân tích chất lượng sản phẩm khi phát hiện có sai phạm, nghi ngờ có sai phạm hoặc có khiếu nại về chất lượng.
  3. Báo cáo định kỳ với Phòng Kinh tế huyện Thanh Oai về kết quả kiểm soát việc tuân thủ các quy định trong quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể. Thông báo tới các cơ quan liên quan về những vi phạm trong sử dụng nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai” đối với sản phẩm rượu.
  4. Báo cáo định kỳ với Phòng Kế hoạch – Tài chính, phòng Y tế huyện Thanh Oai về quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX theo chức năng.

Điều 12. Quyền hạn của Tổ kiểm soát nhãn hiệu tập thể

  1. Quyền kiểm tra tất cả các cơ sở sản xuất và kinh doanh rượu là thành viên của Hợp tác xã trên địa bàn xã Thanh Mai có hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu mang nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai”.
  2. Quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân bất kỳ đang sử dụng nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai” cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu mang nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai”.
  3. Quyền đề xuất tổ chức quản lý nhãn hiệu tập thể tổ chức phiên họp bất thường hoặc hội nghị bất thường khi phát hiện ra những vấn đề bất thường hoặc có thể làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng sử dụng nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai”.
  4. Quyền ngừng cấp/thu hồi tem, nhãn nhãn hiệu tập thể nếu phát hiện những vi phạm nghiêm trọng trong công tác sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Điều 13. Nguyên tắc thực hiện kiểm soát nội bộ

Tổ kiểm soát nhãn hiệu tập thể làm việc theo nguyên tắc tập thể kết hợp với chế độ chịu trách nhiệm cá nhân của từng thành viên Tổ kiểm soát. Hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát của Tổ kiểm soát phải tuân thủ Pháp luật, đảm bảo tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời.

Quản lý có kế hoạch và kiểm tra công khai: kế hoạch quản lý nội bộ cần phải được công khai.

Kiểm tra định kỳ: định kỳ, tổ kiểm soát kiểm tra nhật ký sản xuất, kiểm tra việc cấp/thu hồi sử dụng tem, nhãn mác, việc sử dụng nhãn hiệu tập thể sản phẩm rượu của các tổ chức, tập thể đã được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm, khiếu nại: việc kiểm soát bất thường được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm, có thông tin về hiện tượng vi phạm hoặc đơn tố cáo, khiếu nại. Trong trường hợp xét thấy việc kiểm tra cần được giữ bí mật và tránh được sự đối phó của đối tượng bị kiểm tra, Tổ kiểm soát có thể tiến hành việc kiểm tra đột xuất nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị bị kiểm tra, không gây gián đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Hoạt động kiểm soát bất thường sẽ được thông báo bằng văn bản của lãnh đạo Hợp tác xã.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát sản phẩm được ghi chép đầy đủ, chính xác thông tin, kết quả được kiểm tra. Các thành viên Tổ kiểm soát đều phải ghi chép đầy đủ, chính xác thông tin, kết quả trong đợt kiểm tra để hạn chế thất thoát thông tin, kết quả.

Trong mỗi lần kiểm tra định kỳ hay đột xuất, Tổ kiểm soát đều phải có biên bản làm việc và công khai với các thành viên Tổ kiểm soát cũng như đối tượng kiểm tra, trước khi trình lên tổ chức quản lý.

Điều 14. Kiểm soát, quản lý hiện trạng sản xuất

  1. Xây dựng hồ sơ sản xuất của các tổ chức, cá nhân là thành viên Hợp tác xã. Kiểm tra hiện trạng sản xuất các tổ chức, cá nhân thuộc nhóm sản xuất theo các nội dung: hộ thành viên, quy mô sản xuất, phương thức sản xuất, chi phí sản xuất, sản lượng hàng năm, năng suất, tình hình tiêu thụ sản phẩm, thị trường tiêu thụ…
  2. Thiết lập hồ sơ quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân tham gia nhãn hiệu tập thể: mã số cơ sở sản xuất thông qua phần mềm hoặc hồ sơ sổ sách quản lý thông tin.

Điều 15. Kiểm soát việc sử dụng nguyên liệu

  1. Kiểm tra sử dụng nguyên liệu gạo có đảm bảo không, có nguồn gốc rõ ràng không.
  2. Kiểm tra dụng cụ, vật tư sản xuất có phù hợp không.
  3. Kiểm tra các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai”.
  4. Phương pháp kiểm tra:

– Nhật ký theo dõi, có ghi chép hoạt động sử dụng nguyên liệu gạo, men.

– Hóa đơn mua bán gạo, vật tư năng lượng tiêu hao.

– Kiểm tra thực tế bằng mẫu hoặc phỏng vấn đại diện của tập thể, hộ thành viên.

– Lấy mẫu kiểm tra, phân tích.

Điều 16. Kiểm soát việc thực hiện quy trình

  1. Quản lý, kiểm tra có đúng với hướng dẫn quy trình sản xuất rượu truyền thống mang nhãn hiệu tập thể của tổ chức quản lý không.
  2. Xây dựng các công cụ quản lý quy trình kỹ thuật sản xuất bao gồm: hồ sơ theo dõi sản xuất, biên bản kiểm tra, xử lý vi phạm.
  3. Phương pháp quản lý, kiểm tra:

– Dựa theo nhật ký sản xuất đối chiếu với quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn;

– Kiểm tra thực tế và phỏng vấn đại diện;

– Biên bản kiểm tra, giám sát kèm ảnh chụp minh họa.

Điều 17. Kiểm soát việc đóng gói, phân loại sản phẩm

  1. Kiểm soát thời gian, số lượng thu hoạch, cách thức thu hoạch;
  2. Kiểm tra phương pháp bảo quản, dụng cụ bảo quản;
  3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm;
  4. Phương pháp kiểm tra:

– Nhật ký theo dõi sản xuất, có ghi chép về quá trình thu hoạch, phân loại và bảo quản.

– Kiểm tra thực tế

– Lấy mẫu kiểm tra, phân tích.

Điều 18. Kiểm soát, quản lý việc đóng gói, in ấn tem, nhãn, logo

  1. Quản lý, kiểm tra cách thức đóng gói tiêu chuẩn (chất liệu bao bì, khổ cỡ, màu sắc, hình dáng…)
  2. Quản lý, kiểm tra sử dụng đúng nhãn mác đã đăng ký.
  3. Quản lý, kiểm tra số lượng tem nhãn hiệu tập thể được sử dụng.
  4. Quản lý, kiểm tra việc sử dụng đúng mẫu tem tương ứng với từng loại sản phẩm và mã số tem.
  5. Quản lý số lượng tem bị thiếu, bị thừa, bị hỏng và nguyên nhân.
  6. Phương pháp quản lý, kiểm tra

– Lưu các mẫu tem, nhãn mác của các tổ chức, cá nhân làm cơ sở kiểm tra.

– Hồ sơ đăng ký sử dụng số lượng tem, nhãn, loại gói bao bì.

– Nhật ký kinh doanh, có ghi chép việc sử dụng tem, nhãn và ngày tháng đóng gói sản phẩm.

– Kiểm tra thực tế bằng hiện vật và phỏng vấn.

CHƯƠNG IV

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT BÊN NGOÀI ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MANG NHÃN HIỆU TẬP THỂ

“RƯỢU LÀNG MAI”

Điều 19. Cơ quan kiểm soát bên ngoài đối với sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể

  1. Hợp tác xã Nông nghiệp xã Thanh Mai chịu trách nhiệm chính trong công tác kiểm soát bên ngoài đối với sản phẩm.
  2. Hợp tác xã Nông nghiệp xã Thanh Mai có trách nhiệm phối hợp cùng các cơ quan chức năng trên địa bàn và ngoài địa bàn để thực hiện công tác kiểm soát bên ngoài đối với sản phẩm rượu mang nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai”.

Điều 20. Kiểm soát hoạt động phân phối, thương mại và khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm

  1. Kiểm soát công tác quản lý và sử dụng tem, nhãn mác của sản phẩm.
  2. Quản lý, kiểm soát hồ sơ hoạt động phân phối (thời gian, lượng sản phẩm, hợp đồng kinh tế đủ và hợp pháp, tính chính xác của thông tin).
  3. Phương pháp quản lý, kiểm soát:

– Hồ sơ đăng ký, báo cáo sử dụng tem, nhãn mác.

– Nhật ký sản xuất, kinh doanh;

– Kiểm tra các hợp đồng kinh tế, kiểm tra thực tế các nơi được phân phối, tiêu thụ.

Điều 21. Kiểm soát sản phẩm lưu thông

  1. Các tiêu chí kiểm tra sản phẩm lưu thông trên thị trường:

– Kiểm tra tính hợp pháp của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể;

– Kiểm soát chất lượng sản phẩm lưu thông;

– Kiểm tra khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm: vấn đề sử dụng nhãn hiệu/ logo.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 22. Tổ chức thực hiện

  1. Hợp tác xã Nông nghiệp xã Thanh Mai chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện việc kiểm soát sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai”.
  2. Các thành viên Hợp tác xã, các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể “Rượu Làng Mai” có nhiệm vụ phối hợp cùng Hợp tác xã trong việc thực hiện Quy định này.
  3. Trong quá trình thực hiện, Quy định này có thể được sửa đrượu, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn./.